Những người bạn

François Le Bouteiller Trần Văn Khê

 

tvk lebouteiller

 

François Le Bouteiller :

Tôi còn nhớ chuyến vượt biển từ Marseille đến Sài Gòn, đương nhiên là bằng tàu thủy. Chúng tôi đi trên một con tàu chở hành khách của Anh quốc và ngày nào cũng vậy, viên thuyền trưởng người Anh chứ không phải người Pháp, đều nói: “Quý vị có biết không nơi mà quý vị đến, quý vị sẽ bắt gặp những con người cực kỳ hung ác; hãy chú ý lúc nào cũng phải quan sát  phía sau mình bởi vì bọn người này luôn sẵn sàng tấn công quý vị bằng dao găm đâm vào lưng”.Vậy là người ta đến Sài Gòn và lúc nào cũng chăm chăm quan sát sau lưng chúng tôi.Họ chiến đấu vì nền độc lập của mình như mọi người đều làm...

Các chiến sĩ du kích Pháp cũng đã từng làm như vậy đấy thôi!Tôi đến đây chỉ một phần nhỏ là du khách.

Tôi chịu trách nhiệm về vũ khí và trong phòng của tôi có ít nhất năm mươi khẩu súng trường, 25 khẩu tiểu liên, các hòm đạn và vì tiết trời quá nóng bức nên khi ngủ tôi đều để mở cửa sổ.

 

Trần Văn Khê : Và anh thường hay dùng cà phê trong quán cà phê của các em tôi. Và anh tự xưng tên là Traco ?

 

François Le Bouteiller : Vâng, đúng vậy, tôi tự xưng tên là Traco !

 

Trần Văn Khê : Còn tên em gái tôi ư? Tên cô ấy có nghĩa là “ngọc sương - giọt nước long lanh”.

 

François Le Bouteiller : Vâng,cái tên mới tuyệt vời làm sao! Ồ, tôi đã thấy say mê cô ấy rồi đấy! Ôi, cái thời đã qua ở Sài Gòn thật là đẹp, đó thật sự là khoảng thời gian phấn khích nhất trong đời tôi! Tôi có rất nhiều bạn bè ở nơi ấy, mà một người trong số bạn bè ấy tôi được gặp lại là đây !

Nguyễn Vĩnh Bảo

 

Tran Van Khë et Vinh Bao

 

Tôi bắt đầu làm quen với ông bạn Trần Văn Khê của tôi vào khoảng năm 1940, nhưng mới chỉ biết tên chứ chưa gặp mặt.

Năm 1965, giáo sư Phạm Kim Tường,  một người bạn đồng thời là một trong những học trò của tôi về đàn thập lục (đàn cithare 16 dây), đến thăm giáo sư Trần Văn Khê, khi ông này công du sang Paris.

Ông Phạm Kim Tường có chuyển cho giáo sư vài cuộn băng cát-xét ghi âm những bản nhạc mà tôi chơi với đàn cithare 17 dây. Giáo sư Trần Văn Khê đã bị cuốn hút bởi sự thanh tao và những điểm xuyết tinh tế trong ngón đàn của tôi và liền sau đó, ông liên lạc với tôi để khơi mào cho một tình bằng hữu sâu sắc có thể tạo nên một trong những chương thiện cảm nhất và mẫu mực nhất trong nền âm nhạc Việt Nam.